Thứ Bảy, 12 tháng 2, 2022

Đề cương ôn tập – đề cương thi môn Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn (P.1)

 

Đề cương ôn tập – đề cương thi môn

Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn (P.1)

Dưới đây sẽ là gợi ý cách làm về môn Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn. Để xem đáp án đầy đủ liên hệ với tác giả ngay bên dưới comment hoặc gửi thư vào gmail: annguyen12067@gmail.com. Cùng theo dõi ngay nhé!


Câu 1: Phân tích bản chất và chức năng của nghiên cứu khoa học

- Nghiên cứu khoa họcquá trình nhận thức chân lý khoa học, một hoạt động trí tuệ đặc thù bằng những phương pháp nghiên cứu nhất định để tìm kiếm, để chỉ ra một cách chính xác và có mục đích những điều mà con người chưa biết đến (hoặc biết chưa đầy đủ).

- Bản chất của nghiên cứu khoa học:

+ Khám phá những thuộc tính bản chất của sự vật, hiện tượng; phát hiện các quy luật vận động vốn có của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội nhằm phát triển nhận thức khoa học về thế giới.

+ Từ đó, góp phần cải tạo hiện thực:

·        Vận dụng quy luật để sáng tạo các giải pháp tác động tích cực vào sự vật, hiện tượng.

·        Tạo dựng các nguyên lý hoàn toàn mới về “công nghệ” nhằm phục vụ cho công cuộc chế biến vật chất và thông tin.

=> Tóm lại, bản chất của nghiên cứu khoa học là hoạt động sáng tạo của các nhà khoa học nhằm nhận thức thế giới tạo ra hệ thống tri thức có giá trị để sử dụng vào cải tạo thế giới.

- Chức năng của nghiên cứu khoa học:

+ Mô tả

+ Giải thích

+ Dự báo (Tiên đoán)

+ Sáng tạo


Câu 2: Đặc điểm của hoạt động nghiên cứu khoa học và ý nghĩa rút ra?

- Hoạt động nghiên cứu khoa học là quá trình nhận thức chân lý khoa học, một hoạt động trí tuệ đặc thù bằng những phương pháp nghiên cứu nhất định để tìm kiếm, để chỉ ra một cách chính xác và có mục đích những điều mà con người chưa biết đến (hoặc biết chưa đầy đủ).

- Đặc điểm của hoạt động nghiên cứu khoa học:

+ Tính mới và sự kế thừa trong nghiên cứu khoa học.

+  Nghiên cứu khoa học là hoạt động mang tính thông tin.

+ Nghiên cứu khoa học là hoạt động đòi hỏi sự dũng cảm, mạnh dạn và sự thận trọng cần thiết.

+ Nghiên cứu khoa học là hoạt động không đơn thuần chỉ có lợi ích kinh tế.

+ Tính chất cá nhân trong nghiên cứu khoa học.


Câu 3: Vấn đề nghiên cứu và các phương pháp phát hiện vấn đề nghiên cứu

- Vấn đề nghiên cứu là mâu thuẫn mà nhà nghiên cứu phát hiện trong quá trình quan sát sự việc.

- Nguồn gốc: xuất phát từ thực tiễn.

- Bản chất: là mâu thuẫn.

- Các phương pháp đề phát hiện vấn đề nghiên cứu:

+ Phát hiện những kẽ hở trong các tài liệu khoa học thông qua phân tích tài liệu.

+ Nhận dạng những bất đồng trong tranh luận khoa học.

+ Nhận dạng những vướng mắc trong thực tiễn.

+ Lắng nghe sự phản ánh của quần chúng nhân dân.

+ Nghĩ ngược lại quan niệm thông thường.


Câu 4: Phân tích các phương thức thẩm định vấn đề nghiên cứu và kết quả của quá trình thẩm định vấn đề nghiên cứu

- Thẩm định vấn đề nghiên cứu là xem xét lại vấn đề nghiên cứu có tồn tại trong thực tiễn hay không? Hoặc vấn đề nghiên cứu đã được các nhà nghiên cứu trước đây nghiên cứu chưa? Có thể giải quyết bằng chuyên môn của nhà nghiên cứu không? Từ đó củng cố và loại bỏ vấn đề nghiên cứu.

- Các phương thức thẩm định vấn đề nghiên cứu:

+ Mở rộng phạm vi, giới hạn quan sát rộng hơn so với giới hạn quan sát ban đầu. Qua đó, tình huống mâu thuẫn được phát hiện.

+ Thay đổi phương thức quan sát so với phương thức quan sát đã sử dụng mà nhờ đó tình huống được phát hiện.

+ Thu thập tài liệu theo chuyên môn trong/ ngoài ngành, tài liệu chuyên môn trong/ ngoài nước, các tài liệu xử lý hoặc tài liệu thô chưa qua xử lý.

+ Thông qua trao đổi tranh luận với đồng nghiệp, đồng chí.

- Kết quả thu được từ thẩm định tình huống:

+ Tình huống mẫu thuẫn không tồn tại -> không có vấn đề, không tiến hành nghiên cứu.

+ Có tình huống mâu thuẫn nên có sự tồn tại của vấn đề nghiên cứu -> tiến hành nghiên cứu.


Câu 5: Anh chị hãy trình bày các phương pháp suy luận cơ bản để xây dựng một giả thuyết nghiên cứu. Cho ví dụ minh hoạ.

- Giả thuyết nghiên cứu là kết quả giả định do nhà nghiên cứu đưa ra trên cơ sở ý tưởng nghiên cứu đã hình thành và được củng cố qua quá trình thẩm định vấn đề nghiên cứu.

- Các phương pháp suy luận để xây dựng một giả thuyết nghiên cứu:

+ Suy luận diễn dịch (trực tiếp, gián tiếp).

+ Suy luận quy nạp (hoàn toàn, không hoàn toàn).

- Ví dụ:

+ Phương pháp suy luận diễn dịch:

Phụ nữ VN có đức tính dịu dàng. Con gái lớp Kinh tế là phụ nữ VN.

-> Con gái lớp Kinh tế có đức tính dịu dàng.

+ Phương pháp suy luận quy nạp:

Giá vàng TG tăng cao.

Nhu cầu mua vàng của người dân ngày càng lớn.

=> Giá vàng VN có xu hướng gia tăng.

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Đề cương ôn tập – đề cương thi môn Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn (P.1)

  Đề cương ôn tập – đề cương thi môn Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn (P.1) Dưới đây sẽ là gợi ý cách làm về môn Phươn...