Thứ Hai, 24 tháng 1, 2022

BÀI TẬP MÔ HÌNH HOÁ KHÁI NIỆM - QUAN HỆ GIỮA CÁC KHÁI NIỆM - LOGIC HỌC ĐẠI CƯƠNG

 BÀI TẬP MÔ HÌNH HOÁ KHÁI NIỆM - QUAN HỆ GIỮA CÁC KHÁI NIỆM - 

LOGIC HỌC ĐẠI CƯƠNG



I. Điểm qua lý thuyết

1. Các mối quan hệ giữa các khái niệm

Quan hệ điều hoà: Là quan hệ giữa những khái niệm mà ngoại diên của chúng có ít nhất một đối tượng chung nhau. Bao gồm các quan hệ sau:

- Quan hệ đồng nhất (trùng nhau).

- Quan hệ bao hàm (lệ thuộc).

- Quan hệ giao nhau.

Quan hệ không điều hoà: Là quan hệ giữa những khái niệm mà ngoại diên của chúng không có phần nào trùng nhau. Bao gồm các quan hệ sau:

- Quan hệ ngang hàng (cùng bị bao hàm).

- Quan hệ đối lập.

- Quan hệ mâu thuẫn.

2. Cách làm dạng bài mô hình hoá các khái niệm

Ví dụ: Hãy mô hình hoá các khái niệm sau: Sinh viên, Sinh viên Đại học Quốc gia HN, Người lao động trí óc.

Cách làm:

- Đặt tên các khái niệm theo ký tự:

+ Sinh viên: A.

+ Sinh viên Đại học Quốc gia HN: B.

+ Người lao động trí óc: C.

- Xét từng cặp quan hệ:

“Sinh viên – Sinh viên Đại học Quốc gia” là mối quan hệ bao hàm. Vì một khái niệm có ngoại diên rộng hơn (sinh viên) và một khái niệm có ngoại diên nhỏ hơn, bị bao hàm trong ngoại diên của khái niệm kia (sinh viên đại học quốc gia). Ta có sơ đồ:

 


Làm tương tự với các cặp khái niệm còn lại.

- Vẽ sơ đồ cuối cùng:



II. Bài tập thực hành

Mô hình hoá quan hệ giữa các khái niệm sau:

1. Nhà khoa học, giáo sư, nhà sử học.

2. Số chia hết cho 3, số chia hết cho 6, số chia hết cho 9.

3. Nhà khoa học, giảng viên, giáo sư.

4. Số chia hết cho 3, số chia hết cho 2, số chia hết cho 18.

5. Thuốc lá, chất gây nghiện, chất có hại cho sức khoẻ.

6. Nhà ngôn ngữ học, giảng viên, giáo sư.

7. Số chia hết cho 3, số chia hết cho 2, số chia hết cho 9.

8. Giáo sư, nhà khoa học, nhà quản lý.

9. Người lao động, nông dân, trí thức.

10. Sinh vật, động vật, thực vật.

11. Nhà văn, nhà thơ, nhà báo.

12. Nhà khoa học, tiến sĩ, người tốt nghiệp đại học.

13. Giáo sư, cử nhân, thanh niên Việt Nam.

14. Tam giác cân, tam giác đều, tam giác vuông.

15. Giáo sư, nhà khoa học, nông dân.

16. Số chẵn, số chia hết cho 4, số lẻ.

17. Nhà triết học, nhà tâm lý học, công nhân.

18. Tam giác cân, tam giác vuông, tứ giác.

19. Sử học, nhà sử học, lịch sử.

20. Đảng, Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng viên.

21. TP. Hà Nội, Q. Thanh Xuân, P. Thanh Xuân Trung.

22. Người Việt Nam, người Nga, nhà khoa học, nhà khoa học nữ Việt Nam, nhà khoa nữ Nga, Giáo sư Việt Nam, Nữ giáo sư Việt Nam.

23. Tứ giác, tam giác, hình thoi, hình thang, hình bình hành, hình vuông, hình chữ nhật tứ giác có bốn góc bằng nhau, tứ giác có bốn cạnh bằng nhau.

24. Hồ Chí Minh, Người đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

25. Sinh viên, Sinh viên Đại học Quốc gia.

26. Sinh viên, Đảng viên.

27. Màu trắng, màu đen.

28. Giai cấp vô sản, giai cấp tư sản, giai cấp.

29. Chiến tranh phi nghĩa, chiến tranh chính nghĩa.

30. Màu trắng, màu không trắng.

 

III. Phần đáp án và các dạng bài tương tự khác

- Xem một số đáp án tại link:

https://ybox.vn/ky-nang/mo-hinh-hoa-cac-khai-niem-mot-so-cach-tiep-can-mon-logic-hinh-thuc-logic-hoc-dai-cuong-5c95ad2856a4f76263d22417

- Xem full đáp án và tài liệu tại link:

https://an7111999.blogspot.com/

- Liên hệ với tác giả để giải đáp thắc mắc:

Gmail: annguyen12067@gmail.com

 


Chủ Nhật, 23 tháng 1, 2022

Tổng Quan Về Logic Hình Thức – Logic học đại cương

 Tổng quan về logic hình thức – logic học đại cương

Chắc hẳn, “logic học là gì?”, “khái niệm, phán đoán, suy luận, quy luật”, “mô hình hoá khái niệm”, “tam đoạn luận”, “tính đẳng trị”,… sẽ là những vấn đề mà bạn cần phải giải quyết khi bắt đầu học môn Logic hình thức (Logic học đại cương) ở trường đại học.

Trong bài viết hôm nay, mình sẽ cho các bạn một cái nhìn tổng thể và bao quát nhất về các phần học (90% sẽ học nha). Cùng theo dõi ngay nhé!

 


Phần thứ nhất – Nhập môn logic học

Phần này không có gì xa lạ vì bạn sẽ thấy ở bất kỳ môn học đại cương nào cũng sẽ xuất hiện phần này. Nội dung cụ thể bạn sẽ được học trong phần 1 này đó là:

1.1. Giải mã thuật ngữ logic học

1.2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của logic học

1.3. Quá trình hình thành và phát triển của logic học

1.4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu logic học

1.5. Yêu cầu của môn học

 

Phần thứ hai – Nội dung chính của logic học đại cương

2.1. Khái niệm

- Đặc điểm chung của khái niệm

- Hình thức ngôn ngữ thể hiện của khái niệm

- Kết cấu logic của khái niệm

- Các loại khái niệm

- Quan hệ giữa các khái niệm

- Các thao tác logic đối với ngoại diên

- Định nghĩa khái niệm

- Phân chia khái niệm

 

2.2. Phán đoán

- Đặc điểm chung của phán đoán

- Hình thức ngôn ngữ thể hiện của phán đoán

- Các loại phán đoán

- Phán đoán đơn đặc tính (nhất quyết đơn)

- Tính chu diên của các thuật ngữ trong các phán đoán A, I, E, O

- Mối quan hệ giữa các phán đoán A, I, E, O có cùng chủ từ và vị từ

- Hình vuông logic

- Phán đoán phức

- Phán đoán đa phức

- Tính đẳng trị của phán đoán

 

2.3. Các quy luật cơ bản của logic hình thức

- Khái niệm về “quy luật cơ bản của logic hình thức”

- Quy luật đồng nhất

- Quy luật cấm mâu thuẫn

- Quy luật loại trừ cái thứ ba

- Quy luật lý do đầy đủ

 

2.4. Suy luận

- Đặc điểm chung của suy luận

- Suy luận quy nạp

- Suy luận quy nạp hoàn toàn

- Suy luận quy nạp không hoàn toàn

- Các phương pháp xác định mối liên hệ nhân quả trong suy luận quy nạp khoa học

- Suy luận suy diễn

- Suy luận suy diễn trực tiếp

- Suy luận suy diễn gián tiếp

- Luận ba đoạn đơn

- Luận hai đoạn đơn

- Luận ba đoạn phức

- Suy luận suy diễn từ các tiền đề là các phán đoán phức

- Suy luận tương tự

 

2.5. Chứng minh và bác bỏ

- Đặc điểm chung của chứng minh

- Kết cấu của chứng minh

- Các phương pháp chứng minh

- Bác bỏ

- Các quy tắc của chứng minh và bác bỏ

- Nguỵ biện

 

2.6. Giả thuyết

- Đặc điểm chung của giả thuyết

- Phân loại giả thuyết

- Quá trình hình thành và phát triển giả thuyết

 

Với từng phần và mục nhỏ, mình sẽ có những bài viết ngắn khác để chia sẻ kỹ hơn. Trong giới hạn bài hôm nay, mình chỉ đưa lên nội dung bao quát nhất để bạn khỏi bỡ ngỡ về môn học này. Các bạn có thể theo dõi các bài viết tại:

https://an7111999.blogspot.com/

hoặc có thể gửi lời nhắn qua gmail cho mình để mình hướng dẫn nhé:

annguyen12067@gmail.com

Chúc các bạn học tốt!



Đề cương ôn tập – đề cương thi môn Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn (P.1)

  Đề cương ôn tập – đề cương thi môn Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn (P.1) Dưới đây sẽ là gợi ý cách làm về môn Phươn...