Thứ Bảy, 12 tháng 2, 2022

Đề cương ôn tập – đề cương thi môn Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn (P.1)

 

Đề cương ôn tập – đề cương thi môn

Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn (P.1)

Dưới đây sẽ là gợi ý cách làm về môn Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn. Để xem đáp án đầy đủ liên hệ với tác giả ngay bên dưới comment hoặc gửi thư vào gmail: annguyen12067@gmail.com. Cùng theo dõi ngay nhé!


Câu 1: Phân tích bản chất và chức năng của nghiên cứu khoa học

- Nghiên cứu khoa họcquá trình nhận thức chân lý khoa học, một hoạt động trí tuệ đặc thù bằng những phương pháp nghiên cứu nhất định để tìm kiếm, để chỉ ra một cách chính xác và có mục đích những điều mà con người chưa biết đến (hoặc biết chưa đầy đủ).

- Bản chất của nghiên cứu khoa học:

+ Khám phá những thuộc tính bản chất của sự vật, hiện tượng; phát hiện các quy luật vận động vốn có của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội nhằm phát triển nhận thức khoa học về thế giới.

+ Từ đó, góp phần cải tạo hiện thực:

·        Vận dụng quy luật để sáng tạo các giải pháp tác động tích cực vào sự vật, hiện tượng.

·        Tạo dựng các nguyên lý hoàn toàn mới về “công nghệ” nhằm phục vụ cho công cuộc chế biến vật chất và thông tin.

=> Tóm lại, bản chất của nghiên cứu khoa học là hoạt động sáng tạo của các nhà khoa học nhằm nhận thức thế giới tạo ra hệ thống tri thức có giá trị để sử dụng vào cải tạo thế giới.

- Chức năng của nghiên cứu khoa học:

+ Mô tả

+ Giải thích

+ Dự báo (Tiên đoán)

+ Sáng tạo


Câu 2: Đặc điểm của hoạt động nghiên cứu khoa học và ý nghĩa rút ra?

- Hoạt động nghiên cứu khoa học là quá trình nhận thức chân lý khoa học, một hoạt động trí tuệ đặc thù bằng những phương pháp nghiên cứu nhất định để tìm kiếm, để chỉ ra một cách chính xác và có mục đích những điều mà con người chưa biết đến (hoặc biết chưa đầy đủ).

- Đặc điểm của hoạt động nghiên cứu khoa học:

+ Tính mới và sự kế thừa trong nghiên cứu khoa học.

+  Nghiên cứu khoa học là hoạt động mang tính thông tin.

+ Nghiên cứu khoa học là hoạt động đòi hỏi sự dũng cảm, mạnh dạn và sự thận trọng cần thiết.

+ Nghiên cứu khoa học là hoạt động không đơn thuần chỉ có lợi ích kinh tế.

+ Tính chất cá nhân trong nghiên cứu khoa học.


Câu 3: Vấn đề nghiên cứu và các phương pháp phát hiện vấn đề nghiên cứu

- Vấn đề nghiên cứu là mâu thuẫn mà nhà nghiên cứu phát hiện trong quá trình quan sát sự việc.

- Nguồn gốc: xuất phát từ thực tiễn.

- Bản chất: là mâu thuẫn.

- Các phương pháp đề phát hiện vấn đề nghiên cứu:

+ Phát hiện những kẽ hở trong các tài liệu khoa học thông qua phân tích tài liệu.

+ Nhận dạng những bất đồng trong tranh luận khoa học.

+ Nhận dạng những vướng mắc trong thực tiễn.

+ Lắng nghe sự phản ánh của quần chúng nhân dân.

+ Nghĩ ngược lại quan niệm thông thường.


Câu 4: Phân tích các phương thức thẩm định vấn đề nghiên cứu và kết quả của quá trình thẩm định vấn đề nghiên cứu

- Thẩm định vấn đề nghiên cứu là xem xét lại vấn đề nghiên cứu có tồn tại trong thực tiễn hay không? Hoặc vấn đề nghiên cứu đã được các nhà nghiên cứu trước đây nghiên cứu chưa? Có thể giải quyết bằng chuyên môn của nhà nghiên cứu không? Từ đó củng cố và loại bỏ vấn đề nghiên cứu.

- Các phương thức thẩm định vấn đề nghiên cứu:

+ Mở rộng phạm vi, giới hạn quan sát rộng hơn so với giới hạn quan sát ban đầu. Qua đó, tình huống mâu thuẫn được phát hiện.

+ Thay đổi phương thức quan sát so với phương thức quan sát đã sử dụng mà nhờ đó tình huống được phát hiện.

+ Thu thập tài liệu theo chuyên môn trong/ ngoài ngành, tài liệu chuyên môn trong/ ngoài nước, các tài liệu xử lý hoặc tài liệu thô chưa qua xử lý.

+ Thông qua trao đổi tranh luận với đồng nghiệp, đồng chí.

- Kết quả thu được từ thẩm định tình huống:

+ Tình huống mẫu thuẫn không tồn tại -> không có vấn đề, không tiến hành nghiên cứu.

+ Có tình huống mâu thuẫn nên có sự tồn tại của vấn đề nghiên cứu -> tiến hành nghiên cứu.


Câu 5: Anh chị hãy trình bày các phương pháp suy luận cơ bản để xây dựng một giả thuyết nghiên cứu. Cho ví dụ minh hoạ.

- Giả thuyết nghiên cứu là kết quả giả định do nhà nghiên cứu đưa ra trên cơ sở ý tưởng nghiên cứu đã hình thành và được củng cố qua quá trình thẩm định vấn đề nghiên cứu.

- Các phương pháp suy luận để xây dựng một giả thuyết nghiên cứu:

+ Suy luận diễn dịch (trực tiếp, gián tiếp).

+ Suy luận quy nạp (hoàn toàn, không hoàn toàn).

- Ví dụ:

+ Phương pháp suy luận diễn dịch:

Phụ nữ VN có đức tính dịu dàng. Con gái lớp Kinh tế là phụ nữ VN.

-> Con gái lớp Kinh tế có đức tính dịu dàng.

+ Phương pháp suy luận quy nạp:

Giá vàng TG tăng cao.

Nhu cầu mua vàng của người dân ngày càng lớn.

=> Giá vàng VN có xu hướng gia tăng.

 

 

Thứ Hai, 24 tháng 1, 2022

BÀI TẬP MÔ HÌNH HOÁ KHÁI NIỆM - QUAN HỆ GIỮA CÁC KHÁI NIỆM - LOGIC HỌC ĐẠI CƯƠNG

 BÀI TẬP MÔ HÌNH HOÁ KHÁI NIỆM - QUAN HỆ GIỮA CÁC KHÁI NIỆM - 

LOGIC HỌC ĐẠI CƯƠNG



I. Điểm qua lý thuyết

1. Các mối quan hệ giữa các khái niệm

Quan hệ điều hoà: Là quan hệ giữa những khái niệm mà ngoại diên của chúng có ít nhất một đối tượng chung nhau. Bao gồm các quan hệ sau:

- Quan hệ đồng nhất (trùng nhau).

- Quan hệ bao hàm (lệ thuộc).

- Quan hệ giao nhau.

Quan hệ không điều hoà: Là quan hệ giữa những khái niệm mà ngoại diên của chúng không có phần nào trùng nhau. Bao gồm các quan hệ sau:

- Quan hệ ngang hàng (cùng bị bao hàm).

- Quan hệ đối lập.

- Quan hệ mâu thuẫn.

2. Cách làm dạng bài mô hình hoá các khái niệm

Ví dụ: Hãy mô hình hoá các khái niệm sau: Sinh viên, Sinh viên Đại học Quốc gia HN, Người lao động trí óc.

Cách làm:

- Đặt tên các khái niệm theo ký tự:

+ Sinh viên: A.

+ Sinh viên Đại học Quốc gia HN: B.

+ Người lao động trí óc: C.

- Xét từng cặp quan hệ:

“Sinh viên – Sinh viên Đại học Quốc gia” là mối quan hệ bao hàm. Vì một khái niệm có ngoại diên rộng hơn (sinh viên) và một khái niệm có ngoại diên nhỏ hơn, bị bao hàm trong ngoại diên của khái niệm kia (sinh viên đại học quốc gia). Ta có sơ đồ:

 


Làm tương tự với các cặp khái niệm còn lại.

- Vẽ sơ đồ cuối cùng:



II. Bài tập thực hành

Mô hình hoá quan hệ giữa các khái niệm sau:

1. Nhà khoa học, giáo sư, nhà sử học.

2. Số chia hết cho 3, số chia hết cho 6, số chia hết cho 9.

3. Nhà khoa học, giảng viên, giáo sư.

4. Số chia hết cho 3, số chia hết cho 2, số chia hết cho 18.

5. Thuốc lá, chất gây nghiện, chất có hại cho sức khoẻ.

6. Nhà ngôn ngữ học, giảng viên, giáo sư.

7. Số chia hết cho 3, số chia hết cho 2, số chia hết cho 9.

8. Giáo sư, nhà khoa học, nhà quản lý.

9. Người lao động, nông dân, trí thức.

10. Sinh vật, động vật, thực vật.

11. Nhà văn, nhà thơ, nhà báo.

12. Nhà khoa học, tiến sĩ, người tốt nghiệp đại học.

13. Giáo sư, cử nhân, thanh niên Việt Nam.

14. Tam giác cân, tam giác đều, tam giác vuông.

15. Giáo sư, nhà khoa học, nông dân.

16. Số chẵn, số chia hết cho 4, số lẻ.

17. Nhà triết học, nhà tâm lý học, công nhân.

18. Tam giác cân, tam giác vuông, tứ giác.

19. Sử học, nhà sử học, lịch sử.

20. Đảng, Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng viên.

21. TP. Hà Nội, Q. Thanh Xuân, P. Thanh Xuân Trung.

22. Người Việt Nam, người Nga, nhà khoa học, nhà khoa học nữ Việt Nam, nhà khoa nữ Nga, Giáo sư Việt Nam, Nữ giáo sư Việt Nam.

23. Tứ giác, tam giác, hình thoi, hình thang, hình bình hành, hình vuông, hình chữ nhật tứ giác có bốn góc bằng nhau, tứ giác có bốn cạnh bằng nhau.

24. Hồ Chí Minh, Người đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

25. Sinh viên, Sinh viên Đại học Quốc gia.

26. Sinh viên, Đảng viên.

27. Màu trắng, màu đen.

28. Giai cấp vô sản, giai cấp tư sản, giai cấp.

29. Chiến tranh phi nghĩa, chiến tranh chính nghĩa.

30. Màu trắng, màu không trắng.

 

III. Phần đáp án và các dạng bài tương tự khác

- Xem một số đáp án tại link:

https://ybox.vn/ky-nang/mo-hinh-hoa-cac-khai-niem-mot-so-cach-tiep-can-mon-logic-hinh-thuc-logic-hoc-dai-cuong-5c95ad2856a4f76263d22417

- Xem full đáp án và tài liệu tại link:

https://an7111999.blogspot.com/

- Liên hệ với tác giả để giải đáp thắc mắc:

Gmail: annguyen12067@gmail.com

 


Chủ Nhật, 23 tháng 1, 2022

Tổng Quan Về Logic Hình Thức – Logic học đại cương

 Tổng quan về logic hình thức – logic học đại cương

Chắc hẳn, “logic học là gì?”, “khái niệm, phán đoán, suy luận, quy luật”, “mô hình hoá khái niệm”, “tam đoạn luận”, “tính đẳng trị”,… sẽ là những vấn đề mà bạn cần phải giải quyết khi bắt đầu học môn Logic hình thức (Logic học đại cương) ở trường đại học.

Trong bài viết hôm nay, mình sẽ cho các bạn một cái nhìn tổng thể và bao quát nhất về các phần học (90% sẽ học nha). Cùng theo dõi ngay nhé!

 


Phần thứ nhất – Nhập môn logic học

Phần này không có gì xa lạ vì bạn sẽ thấy ở bất kỳ môn học đại cương nào cũng sẽ xuất hiện phần này. Nội dung cụ thể bạn sẽ được học trong phần 1 này đó là:

1.1. Giải mã thuật ngữ logic học

1.2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của logic học

1.3. Quá trình hình thành và phát triển của logic học

1.4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu logic học

1.5. Yêu cầu của môn học

 

Phần thứ hai – Nội dung chính của logic học đại cương

2.1. Khái niệm

- Đặc điểm chung của khái niệm

- Hình thức ngôn ngữ thể hiện của khái niệm

- Kết cấu logic của khái niệm

- Các loại khái niệm

- Quan hệ giữa các khái niệm

- Các thao tác logic đối với ngoại diên

- Định nghĩa khái niệm

- Phân chia khái niệm

 

2.2. Phán đoán

- Đặc điểm chung của phán đoán

- Hình thức ngôn ngữ thể hiện của phán đoán

- Các loại phán đoán

- Phán đoán đơn đặc tính (nhất quyết đơn)

- Tính chu diên của các thuật ngữ trong các phán đoán A, I, E, O

- Mối quan hệ giữa các phán đoán A, I, E, O có cùng chủ từ và vị từ

- Hình vuông logic

- Phán đoán phức

- Phán đoán đa phức

- Tính đẳng trị của phán đoán

 

2.3. Các quy luật cơ bản của logic hình thức

- Khái niệm về “quy luật cơ bản của logic hình thức”

- Quy luật đồng nhất

- Quy luật cấm mâu thuẫn

- Quy luật loại trừ cái thứ ba

- Quy luật lý do đầy đủ

 

2.4. Suy luận

- Đặc điểm chung của suy luận

- Suy luận quy nạp

- Suy luận quy nạp hoàn toàn

- Suy luận quy nạp không hoàn toàn

- Các phương pháp xác định mối liên hệ nhân quả trong suy luận quy nạp khoa học

- Suy luận suy diễn

- Suy luận suy diễn trực tiếp

- Suy luận suy diễn gián tiếp

- Luận ba đoạn đơn

- Luận hai đoạn đơn

- Luận ba đoạn phức

- Suy luận suy diễn từ các tiền đề là các phán đoán phức

- Suy luận tương tự

 

2.5. Chứng minh và bác bỏ

- Đặc điểm chung của chứng minh

- Kết cấu của chứng minh

- Các phương pháp chứng minh

- Bác bỏ

- Các quy tắc của chứng minh và bác bỏ

- Nguỵ biện

 

2.6. Giả thuyết

- Đặc điểm chung của giả thuyết

- Phân loại giả thuyết

- Quá trình hình thành và phát triển giả thuyết

 

Với từng phần và mục nhỏ, mình sẽ có những bài viết ngắn khác để chia sẻ kỹ hơn. Trong giới hạn bài hôm nay, mình chỉ đưa lên nội dung bao quát nhất để bạn khỏi bỡ ngỡ về môn học này. Các bạn có thể theo dõi các bài viết tại:

https://an7111999.blogspot.com/

hoặc có thể gửi lời nhắn qua gmail cho mình để mình hướng dẫn nhé:

annguyen12067@gmail.com

Chúc các bạn học tốt!



Thứ Bảy, 18 tháng 12, 2021

Logic hình thức – Logic học đại cương

 

Logic Hình Thức – Logic Học Đại Cương

Logic học là một trong những học phần bắt buộc mà các bạn sẽ phải học trong phần đại cương ở đại học (chủ yếu sẽ được học ở năm 1 và năm 2). Mình cũng giống như các bạn thôi, “hoang mang, lo lắng, mung lung,…” và vô vàn những cảm xúc khó tả khác đan xen kể từ khi bắt đầu bộ môn khá trừu tượng này. Thế nhưng, dù khó cỡ nào đi nữa thì có 1 điều chắc chắn rằng chúng ta sẽ chinh phục được nó (ít nhất là đủ điểm để qua môn) ✌


Logic hình thức là gì?

“Logic hình thức còn được biết đến trong toán học như là logic ký hiệu là ngành khoa học nằm trong miền giao thoa giữa toán học và triết học tự nhiên. Logic hình thức sử dụng ký hiệu hình thức và các phép toán đại số cùng với các nguyên tắc nhất định về giá trị chân lý để nhằm xác định tính đúng đắn của các lập luận”.

Ôi nghe rất hại não và khó hiểu phải không? Đừng lo lắng nhé, bản thân mình khi đọc những dòng khái niệm trên cũng thấy mơ hồ lắm.

Từ 1 đứa gà mờ không biết tí tẹo gì về môn logic hình thức, mình đã tìm ra một lối đi riêng cho bản thân để vượt qua môn học này, để không phải mất thời gian, tiền bạc và công sức để học lại thêm một lần nào nữa. “Trăm nghe không bằng một thấy”, các bạn có thể nhìn qua thành công nhỏ bé này của mình trong ảnh dưới đây nha!



Phương pháp học tập đúng + Sự nỗ lực sẽ giúp bạn vượt qua môn học logic hình thức này!

Học logic hình thức bằng lối đi riêng?

Khi tiếp cận với môn học này, bản thân mình cũng gặp rất nhiều khó khăn. Xuất phát điểm, mình cũng là một người không thích học Toán cho lắm nên cái gì cứ có liên quan một chút đến hình học, số học là não mình tự động load chậm ^^. Nghe khá là buồn cười phải không?

Nhưng rồi đến một ngày, mình nghiêm túc nghiên cứu và quyết tâm hiểu bằng được môn học này thì khi đó, mình cảm thấy: “Ồ, thực ra nó không khó như mình nghĩ, chỉ cần để tâm và ghi nhớ 1 chút thôi. Dù không cần quá am hiểu nhưng vẫn có thể làm được nhé các bạn ơi”.

Bằng sự chăm chỉ và nhờ công thức học tập riêng này, mình đã xuất sắc “vượt cạn” thành công. Nên mình rất mong sẽ được chia sẻ và nhân rộng công thức học tập rất riêng này đến với các bạn – những ai đang cần giúp đỡ và 1 chút “thông não” với môn logic.

Bật mí công thức của mình = Đơn giản + Dễ hiểu + Dễ nhớ.


Những nội dung cốt lõi trong môn logic hình thức

Mình nhận thấy, ở các trường, nội dung giảng dạy về môn học này có phần giống và khác nhau nhiều lắm. Như ở trường mình, phần lớn các nội dung khó đều được giảm tải các bạn ạ ^^. Cho nên thế giới logic hình thức của mình chỉ quanh quẩn 1 số vấn đề mà thôi. Tuy nhiên là, mình cũng có tìm hiểu thêm một số vấn đề nữa và mình xin phép được liệt kê ở bên dưới đây.

1.     Khái niệm (định nghĩa khái niệm, phân chia khái niệm, mô hình hoá,…)

2.     Phán đoán (phán đoán đơn, phán đoán phức, hình vuông logic,…)

3.     Quy luật logic (quy luật đồng nhất, quy luật cấm mâu thuẫn, quy luật lý do đầy đủ,…)

4.     Suy luận (tam đoạn luận,…)

5.     Chứng minh

…v.v...


Dự định của mình với môn logic hình thức

Mình bắt đầu công việc chia sẻ này từ năm 2018, các bạn có thể lướt xem một số bài viết của mình ở trên Ybox.vn:

https://ybox.vn/ky-nang/mo-hinh-hoa-cac-khai-niem-mot-so-cach-tiep-can-mon-logic-hinh-thuc-logic-hoc-dai-cuong-5c95ad2856a4f76263d22417

https://ybox.vn/ky-nang/phan-doan-don-phan-doan-logic-hinh-thuc-5ca497a60674cc13fe41b73f

https://ybox.vn/ky-nang/phan-doan-phuc-phan-doan-logic-hinh-thuc-logic-hoc-dai-cuong-5ca737d4862d201403a44657

Từ đầu khi mình làm công việc này, mình không nghĩ rằng sẽ nhận được nhiều sự đón đợi của mọi người đến như vậy. Ban đầu, mình chỉ muốn chia sẻ nỗi lòng của bản thân sau chuỗi ngày dài tìm phương pháp học tập và ôn thi nhọc nhằn hồi năm 2 đại học. Sau đó, mình đã bỏ ngỏ không làm gì nữa cho đến một ngày vào năm 2021, mình có mở lại gmail sau bao lâu không hoạt động nên quên mất mật khẩu. Lúc đó, cảm xúc của mình cứ như muốn vỡ oà. Hàng trăm tin nhắn gmail của mọi người gửi đến mong được giao lưu với tác giả nhiều hơn về cách học môn học này. Thực sự, mình cảm thấy rất vui và hạnh phúc. Chính vì vậy, mình đã nghĩ đến việc từ giờ đến sau này, mình sẽ xuất bản bài đều đặn (cho đến khi mình không thể chia sẻ thêm được gì nữa) không chỉ với môn học này mà còn rất nhiều môn học khác ở đại học, nhất là phần đại cương.

Sau cùng, mình muốn nói lời cảm ơn đến các bạn độc giả đã luôn ủng hộ và sát cánh bên mình. Tương lai, mình mong rằng, bản thân sẽ mang lại được cho mọi người những tips hữu ích và cần thiết trên chặng đường chia sẻ kiến thức. Hãy cùng đón đợi nhé các bạn. Để khép lại bài viết này, mình muốn chia sẻ 1 số hình ảnh có lời cảm ơn từ các bạn độc giả yêu quý. Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn mọi người rất nhiều 💖💖💖

 



Lưu ý: Sau này tất cả bài viết về logic hình thức - logic học đại cương mình sẽ chia sẻ ở blog cá nhân https://an7111999.blogspot.com/ (tạm dừng chia sẻ trên Ybox.vn nhé). Mọi người hãy cùng chờ đón nha! Nếu bạn thấy bài viết của mình hữu ích, bạn hoàn toàn được phép chia sẻ (nhưng xin hãy dẫn nguồn và tên tác giả - đừng copy nhé). Mình xin cảm ơn rất nhiều. 

💬 Gmail: an7111999@gmail.com

💬 Facebook

https://www.facebook.com/annguyen12067/



 

Đề cương ôn tập – đề cương thi môn Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn (P.1)

  Đề cương ôn tập – đề cương thi môn Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn (P.1) Dưới đây sẽ là gợi ý cách làm về môn Phươn...